Lĩnh vực hoạt động
Dich vu xin phep xay dung của năm 2018 có sự “dễ thở” hơn nhờ sự công bố cải cách về thời gian cấp phép xây dựng địa chính từ chính phủ. Từ lâu, thủ tục cấp phép xây dựng ở khu vực thành phố đã trở thành một thủ tục hành chính phức tạp nhất trong hệ thống. Mới đây nhất, chính phủ đã quyết định xu hướng cải cách hành chính tối giản, hiện đại hóa nhằm hỗ trợ công tác từ người dân và đẩy mạnh bộ máy.
Theo đó, thời gian cấp phép sẽ được giảm xuống thời gian tối thiểu dưới 63 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ chính thức. Cụ thể, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các cơ quan có trách nhiệm phải giải quyết thủ tục thẩm định thiết kế xây dựng, cấp giấy phép xây dựng năm 2018 trong vòng 63 ngày, giảm 19 ngày so với số ngày làm thủ tục theo thống kê của WB năm 2017.
Nội dung quan trọng được đưa ra Chỉ thị 08/CT-TTg của Thủ tướng về việc tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm rút ngắn thời gian cấp giấy phép xây dựng và các thủ tục liên quan.
Đồng thời, người đứng đầu Chính phủ nêu rõ: Quy trình cấp giấy phép xây dựng, cơ quan chức năng phải giảm tối thiếu 5 ngày thẩm định thiết kế cơ sở; giảm tối thiểu 4 ngày cho thẩm định thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công và việc cấp giấy phép xây dựng phải giảm tối thiểu 10 ngày.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các cơ quan chức năng nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về thẩm định dự án, thiết kế xây dựng, dự toán, cấp giấy phép xây dựng tại Luật Xây dựng, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn..
Việc rà soát này phải theo hướng hạn chế sự khác nhau về đối tượng công trình, dự án hạn chế phải thẩm định thiết kế dự án, thiết kế xây dựng, dự toán theo pháp luật về xây dựng với đối tượng công trình, dự án phải thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy theo pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.
Các đơn vị liên quan phải đơn giản hóa hồ sơ cấp giấy phép xây dựng đối với một số loại công trình; giảm thời gian thực hiện đối với các thủ tục thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công và cấp giấy phép xây dựng công trình tối thiểu 19 ngày so với thời gian tối đa thực hiện các thủ tục này theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trình tự, thủ tục giải quyết cấp giấy phép xây dựng (khoản 1 Điều 102 Luật xây dựng 2014):
+ Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng;
+ Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định;
+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép;
+ Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình có trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm đối chiếu các điều kiện theo quy định tại Luật này để gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;
+ Trong thời gian 12 ngày đối với công trình và nhà ở riêng lẻ kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng;
+ Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 30 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời và trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này.
Như vậy, đây cũng chính là một điểm lợi lớn mà người dân hiện nay có được từ chính sách cải cách của chính phủ. Đồng thời nó giải quyết phần nào nỗi lo của người dân về thủ tục địa chính phức tạp, giảm ngắn thời gian chờ đợi phê duyệt và cấp phép xin phép xây dựng.
Công ty TNHH Thiết kế xây dựng và đo đạc Điền Trung là đơn vị uy tín và chuyên nghiệp về lĩnh vực xây dựng, chúng tôi đã không ngừng nỗ lực phấn đấu phát triển bền vững vì lợi ích khách hàng mở rộng dịch vụ xin phép xây dựng. Mục tiêu cung cấp đến quý khách hàng quy trình thủ tục nhanh gọn, sắc bén với kết quả tối ưu, đẩy nhanh tiến độ và hợp thức hóa hồ sơ địa chính với cơ quan có thẩm quyền.
Hãy liên hệ với chúng tôi theo số Hotline: 0903.99.4040 .Sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng
Bài viết liên quan
- + chi phí xin giấy phép xây dựng nhà 3 tầng mới nhất
- + Xây nhà 2 tầng có phải xin giấy phép xây dựng không?
- + Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng gồm những loại giấy tờ gì?
- + Xây nhà cấp 4 có phải xin giấy phép xây dựng không?
- + TPHCM cho phép xây công trình trên đất nông nghiệp, diện tích tối đa 50m2.