Lĩnh vực hoạt động

Để hoàn thành thủ tục cấp phép xây dựng cây xăng dầu, bạn cần gì?

Nếu bạn đang lên kế hoạch kinh doanh với cửa hàng cây xăng dầu ngay tại khu vực cận kề hay nội khu trong thành phố, thì việc tìm hiểu về thủ tục xin cấp phép xây dựng cây xăng, và giấy phép kinh doanh thế nào sẽ là điều bạn quan tâm đầu tiên. 

Trong bài viết này, dichvuxinphepxaydung.com.vn sẽ cùng bạn giải trình và hiểu rõ các thủ tục hành chính cần thiết đễ hoàn thiện công trình, dự án của bạn một cách cụ thể rõ ràng nhất. 

1. Điều kiện cơ bản để hoạt động kinh doanh xăng dầu

Điều bạn cần đầu tiên, đó chính là nền tảng bất động sản ( đất của bạn hoặc đất thuê). Diện tích đất cây xăng dầu có điểm lợi thế về diện tích và sự mở rộng của mặt tiền, thuận lợi cho việc di chuyển của khách hàng và nhập hàng. 

Hơn thế nữa đất này phải được UBND xã huyện, tỉnh, thành phố phê duyệt chủ trương xây dựng cửa hàng xăng dầu và được Sở Công Thương cấp giấy chấp nhận đồng ý cho xây dựng cửa hàng xăng dầu (giấy phép này rất quan trọng, không có được giấy này thì không mở được). Vì đây là ngành kinh doanh có điều kiện nên muốn xây dựng cửa hàng xăng dầu phải được Sở Công Thương đồng ý mới làm được.

Nếu địa điểm của bạn được duyệt thì bạn cần làm các bước tiếp theo như sau:

1. Đăng ký thành lập DN (Giấy đăng ký kinh doanh)

2. Xin MST doanh nghiệp

3. Thiết kế sơ bộ CHXD do chủ DN tự làm.(Vd: kích thước, bồn chứa, trụ bơm, nhà điều hành, cột thu lôi…)

4. Thẩm duyệt PCCC

5. Giấy phép xây dựng (Giấy chứng nhận đầu tư). Tiến hành nộp bản vẽ kỹ thuật mặt bằng cửa hàng xăng dầu cho Sở xây dựng và Sở PCCC để có được giấy phép xây dựng (Khi nộp bản vẽ kỹ thuật cho Sở PCCC cần nộp kèm theo phương án PCCC).

6. Thiết kế thi công

7. Cam kết môi trường

8. Tổng hợp các giấy tờ được phê duyệt gửi Sở Công thương xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu. Cửa hàng xăng dầu đã xây dựng xong, trước khi đi vào hoạt động phải có được giấy phép đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu (đây loại giấy phép quan trọng thứ 2). Đây là các bước cơ bản để hoàn thành cửa hàng xăng dầu, Thời gian kéo dài khá lâu nếu đủ điều kiện, còn làm thông qua dịch vụ sẽ nhanh hơn tùy theo bạn chịu chi đến cỡ nào.

2. Thủ tục và quy trình xin phép xây dựng cây xăng

a) Trình tự thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của Pháp luật.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (CN ĐKKD) xăng dầu theo mẫu.
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp chủ sở hữu cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu.
– Tài liệu chứng minh cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc liên doanh, liên kết, góp vốn (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê đất hoặc quyết định giao đất của UBND các cấp hoặc hợp đồng liên kết kinh doanh với đơn vị chủ sở hữu đất)

– Bản kê trang thiết bị cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu theo mẫu.
– Tài liệu chứng minh tính hợp pháp về đầu tư xây dựng của cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu (Giấy phép xây dựng, bản vẽ thiết kế được cơ quan có chức năng thiết kế và cơ quan có thẩm quyền phê duyệt).
– Bản sao hợp lệ chứng chỉ đã qua lớp học nghiệp vụ xăng dầu của cán bộ, nhân viên cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu theo quy định.
– Trường hợp cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu trên phương tiện (tàu, xà lan…) trên sông, ngài những thủ tục trên phải có Giấy chứng nhận an toàn Kỹ thuật phương tiện thủy nội địa do cơ quan Đăng kiểm – Cục đường sông cho phép lưu hành.
– Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy do Phòng cảnh sát Phòng cháy chữa cháy – Công an Thành phố cấp.
– Phiếu xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc Giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường (do UBND quận huyện xác nhận).
– Kiểm định cột bơm (do cơ quan có chức năng kiểm định: Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Hà Nội hoặc Trung tâm Tiêu chuẩn đo lường chất lượng I của Trung ương kiểm định…)

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện giải quyết thủ tục hành chính nằm trong UBND huyện, thị xã, thành phố. Công chức nhận hồ sơ xin phép xây dựng kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn trao cho người nộp; Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp làm lại cho hoàn chính. Thời gian nhận hồ sơ xin giấy phép xây dựng từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Bước 3: Nhận giấy phép tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện theo các bước sau: Công chức trả giấy phép viết phiếu nộp lệ phí. Người nhận giấy phép nộp tiền tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện. Công chức trả giấy phép xây dựng và yêu cầu người nhận giấy phép ký nhận vào sổ theo dõi của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện. Thời gian trao trả giấy phép xây dựng từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Đơn xin cấp giấy phép xây dựng. Giấy tờ về quyền sử dụng đất; kèm theo trích lục từ bản đồ giải thửa hoặc hồ sơ kỹ thuật thửa đất theo quy định địa chính (nếu có). Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công của chủ đầu tư. Hồ sơ thiết kế phải do tổ chức, cá nhân có dăng ký hoạt động xây dựng thực hiện bao gồm các bản vẽ (yêu cầu thiết kế theo TCVN 4530:1998): Phần kiến trúc: mặt bằng định vị công trình trên lô đất, tỉ lệ 1/200 – 1/500 kèm theo sơ đồ vị trí công trình trong khu vực; mặt bằng các tầng, các mặt cắt, mặt đứng công trình tỷ lệ 1/50 – 1/100;  Phần kết cấu: mặt bằng móng của công trình tỉ lệ 1/100 – 1/200; bản vẽ kết cấu bộ phận chính của công trình: móng, khung cột, sàn, mái; Sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước;  Sơ đồ đường ống công nghệ, các chi tiết thiết kế; Đối với công trình sửa chữa, cải tạo phải có ảnh chụp hiện trạng công trình cũ (khổ 9cmx12cm). Văn bản thẩm định phòng cháy, chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền (quy định tại Nghị định 35/2003/NĐ-CP). Ý kiến bằng văn bản của Sở Công thương về sự phù hợp với quy hoạch phát triển xăng dầu trên địa bàn tỉnh được duyệt. Số lượng hồ sơ: 03 bộ.

d) Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.

đ)  Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Công thương huyện, thị xã, thành phố.

e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức

g)  Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm): Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (Phụ lục số 9) ban hành kèm theo Thông tư số 02/2007/TT-BXD, ngày 24/2/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn một số nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 26/9/2006 của Chính phủ.

h) Lệ phí (nếu có): Lệ phí cấp giấy phép xây dựng nhà ở đô thị: 100.000đồng/giấy.

i) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:  giấy phép

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):  Không

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– Luật xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003.

– Nghị định số 16/2005/NĐ-CP, ngày 07/2/2005 của Chính phủ ban hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

– Nghị định số 112/2006/NĐ-CP, ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 16/2006/NĐ-CP về quản lý đầu tư xây dựng công trình.

– Thông tư số 02/T2007/TT-BXD, ngày 24/2/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn một số nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 26/9/2006 của Chính phủ.

– Quyết định số 34/2007/QĐ-UBND ngày 05/9/2007 của UBND tỉnh thành phố.

Công ty TNHH Thiết kế xây dựng và đo đạc Điền Trung là đơn vị uy tín và chuyên nghiệp về lĩnh vực xây dựng, chúng tôi đã không ngừng nỗ lực phấn đấu phát triển bền vững vì lợi ích khách hàng mở rộng dịch vụ xin phép xây dựng. Mục tiêu cung cấp đến quý khách hàng quy trình thủ tục nhanh gọn, sắc bén với kết quả tối ưu, đẩy nhanh tiến độ và hợp thức hóa hồ sơ địa chính với cơ quan có thẩm quyền. 

Hãy liên hệ với chúng tôi theo số Hotline:  0903.99.4040 .Sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng 

 

top