Lĩnh vực hoạt động
Thực tế luật xây dựng đất đai tại Việt Nam vẫn còn tồn tại khá nhiều vướng mắc cần giải quyết triệt để đòi hỏi những cơ sở pháp lý cần có sự linh hoạt hơn. Đó cũng là lí do để các dich vu xin phep xay dung hỗ trợ tối đa các lợi ích cho người sử dụng đất liên quan đến các thủ tục pháp lý.
Trường hợp hoàn thiện thủ tục đăng ký sử dụng nhà ở khi người sử dụng đất chưa có giấy phép xây dựng là trường hợp không hề hiếm trong bối cảnh hiện nay. Khi các dự án mở rộng, dự án quy hoạch nhà đất,… cải cách luật của nhà nước liên tục thay đổi và cải tiến mới. Trong bài viết này Dichvuxinphepxaydung.com.vn chú trọng đến hai vấn đề nổi cộm nhất, cung cấp đến quý độc giả điểm nhìn toàn diện.
1. Quy định về đăng ký quyền sở hữu nhà ở vào sổ đỏ
Điều 95 Luật đất đai 2013 có quy định:
“1. Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu.
2. Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, được thực hiện tại tổ chức đăng ký đất đai thuộc cơ quan quản lý đất đai, bằng hình thức đăng ký trên giấy hoặc đăng ký điện tử và có giá trị pháp lý như nhau.
3. Đăng ký lần đầu được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Thửa đất được giao, cho thuê để sử dụng
b) Thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký;
c) Thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký;
d) Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa đăng ký.”
Như vậy, căn cứ quy định trên của pháp luật, đất của bạn đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sau khi xây nhà trên đó, việc đăng ký quyền sở hữu đối với nhà ở đó được thực hiện theo nhu cầu của bạn và đây thuộc trường hợp đăng ký lần đầu.
2. Thủ tục đăng ký quyền sở hữu nhà ở vào sổ đỏ
2.1 Hồ sơ
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, Khoản 1 Điều 31 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký nhà ở và tài sản gắn liền với đất trong trường hợp này của bạn gồm có:
- Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Sơ đồ nhà ở trên đất;
- Giấy phép xây dựng nhà ở đối với trường hợp phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
- Tuy nhiên như bạn trình bày, khi bạn xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng, do vậy để được công nhận quyền sở hữu nhà ở, bạn cần phải có văn bản có giá trị tương đương như: văn bản xác nhận về hiện trạng nhà ở trên đất hoặc ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng xác nhận diện tích xin phép xây dựng không ảnh hưởng đến an toàn công trình và phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt…
- Bản sao các loại giấy tờ: CMTND, sổ hộ khẩu, Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn…
-
2.2 Trình tự thực hiện
Được quy định tại Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, trình tự đăng ký quyền sở hữu nhà ở vào sổ đỏ thực hiện như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ. Người có yêu cầu nộp 01 bộ hồ sơ như trên để làm thủ tục đăng ký tại UBND cấp xã hoặc văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 2: UBND cấp xã kiểm tra hồ sơ và thực hiện như sau:
- Xác nhận hiện trạng tài sản gắn liền với đất so với nội dung kê khai đăng ký; xác nhận tình trạng tranh chấp quyền sở hữu tài sản; xác nhận thời điểm tạo lập tài sản; xác nhận sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng nếu chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ;
- Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp…gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 3: Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm:
- Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở…
- Chuẩn bị hồ sơ để cơ quan tài nguyên và môi trường trình ký cấp Giấy chứng nhận…
Bước 4: Cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc:
- Kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền;
- Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 5: Thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Bước 6: Nhận kết quả.
2.3 Thời gian thực hiện
Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
3. Chi phí phải nộp khi đăng ký quyền sở hữu nhà ở vào sổ đỏ
Gồm:
- Lệ phí trước bạ: 0,5% x giá trị tài sản đăng ký quyền sở hữu
- Lệ phí địa chính, do HĐND cấp tỉnh quy định phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Trên đây là các bước toàn diện về quy trình hoàn tất thủ tục đăng ký quyền sở hữu nhà đất và xin phép xây dựng trọn gói hỗ trợ cho người sử dụng đất theo đúng quy định về luật đất đai năm 2013, nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai. Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính. Nếu còn bất cứ các thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn trực tiếp gì, bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ và cung cấp dịch vụ xin phép xây dựng. Chúng tôi hi vọng rằng sẽ trở thành dịch vụ xin phép xây dựng đắc lực giúp bạn hoàn thành nhanh chóng hiệu quả, hợp pháp cho công việc của bạn.
Bài viết liên quan
- + XIN PHÉP XÂY DỰNG SỬA CHỮA, CẢI TẠO NÂNG TẦNG – DỊCH VỤ TRỌN GÓI GIÁ RẺ NĂM 2024
- + XIN GIẤY PHÉP XÂY DỰNG TẠI TP HCM NĂM 2024
- + chi phí xin giấy phép xây dựng nhà 3 tầng năm 2024
- + Xây nhà 2 tầng năm 2024 có phải xin giấy phép xây dựng không?
- + Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng gồm những loại giấy tờ gì?